TS Trương Anh Dũng:
“Phải coi doanh nghiệp là nhà trường thứ hai”
[VOV2] – TS Trương Anh Dũng cho biết, hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải tăng cả quy mô lẫn chất lượng đào tạo. Đẩy mạnh sự tự chủ của các trường. Bên cạnh đào tạo chính quy cần đẩy mạnh đào tạo vừa học, vừa làm, coi doanh nghiệp là nhà trường thứ hai.Bên cạnh đó, theo “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu trong thời kỳ 4.0” năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì có thể nói, kỹ năng thấp chính là “rào cản” đối với lao động thanh niên Việt Nam trong thị trường việc làm của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong bối cảnh đó, TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải góp phần dẫn dắt, định hướng phát triển nguồn nhân lực.
“Một mặt đào tạo chuẩn bị sẵn các lực lượng lao động cho phát triển địa phương, của các vùng, các ngành. Nhưng mặt khác chúng ta phải nắm bắt thông tin của thị trường lao động để tổ chức đào tạo cho nó khớp với nhu cầu”, ông Dũng cho biết.
TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH
Nhận thấy tầm quan trọng của việc học tập và thực tập sản xuất tại Doanh nghiệp; Hàng năm Khoa Điện – Điện TĐH cùng với nhà Trường đã tạo điều kiện tìm kiếm, liên hệ với các doanh nghiệp cho Học sinh sinh viên học tập cũng như tham gia vào quá trình sản suất như: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Công ty CPTP xuất khẩu Đồng Giao, Công ty Khí công nghiệp Tam Điệp, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP xi măng Nghi Sơn, Nhà máy đường Nông Cống, Nhà máy đường Thạch Thành, Nhà máy thủy điện Thác Bà, Công ty TNHH vật tư kỹ thuật Thăng Tiến, Công ty TNHH Canon Việt Nam…
Một số hình ảnh HSSV Khoa Điện – Điện TĐH thực tập tại doanh nghiệp: