Lịch sử phát triển Trường

MỞ  ĐẦU 1. GIỚI THIỆU SƠ BỘ TRƯỜNG             Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô được đổi tên từ Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây dựng Tam Điệp theo quyết định số 358/QĐ – BLĐTBXH ngày 23 tháng 03 năm 2012. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 2006 theo quyết định số 1988/QĐ/BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Trung học và Dạy nghề Cơ Điện Xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trường có 3 cơ sở đào tạo, Cơ sở 1 (cơ sở chính) đứng chân tại phường Trung Sơn thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Theo quyết định số 196/QĐ-NN-TCCB ngày 24 tháng 1 năm 2007 của Bộ NN và PTNT, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô có nhiệm vụ: – Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp nghề. – Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh và của người lao động. – Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Trung cấp chuyên nghiệp cho các ngành kỹ thuật và kinh tế. – Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. – Tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ liên quan đến các nội dung đào tạo của trường và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất. – Liên kết và hợp tác với các tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. – Quản lý, tổ chức viên chức và tài sản của nhà trường theo phân cấp quản lý nhà nước. 2. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA CHIẾN LƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG Chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô giai đoạn 2008¸2020 nhằm xác định mục tiêu và định hướng cho mỗi hoạt động của trường, là công cụ quản lý hữu hiệu của trường, từng bước chuyển từ phương thức quản lý theo chức năng nhiệm vụ sang phương thức quản lý chiến lựơc chủ động, sáng tạo trong công việc. Là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và kế hoạch xây dựng phát triển trường trong từng giai đoạn, với mục đích xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô trở thành Trung tâm đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp học với trình độ cao trong khu vực và tiến tới nâng cấp thành trường Đại học Công nghệ thực hành vào những năm 2020. Chiến lược phát triển được thực hiện  trên 3 giai đoạn: – Giai đoạn 2008¸2011 : hoàn chỉnh các ngành nghề đào tạo. – Giai đoạn 2012¸2015 : xây dựng thương hiệu trường. – Giai đoạn 2016¸2020 : phát triển thương hiệu và nâng cấp trường thành trường Đại học Công nghệ thực hành. 3. CĂN CỨ, CƠ SỞ PHÁP LÝ – Luật Giáo dục 2005, Luật Dạy nghề 2007; – Quyết định số 25/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 1 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định danh mục giáo dục đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân; – Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006¸2010; – Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001¸2010; – Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Bộ NN và PTNT; – Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ LĐTB và XH và các Bộ ngành liên quan; – Chiến lược và kế hoạch phát triển của ngành cơ khí Việt Nam; – Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X; – Quyết định số 644/QĐ-BNN-KH ngày 13 tháng 3 năm 2007 cuả Bộ NN và PTNT về việc cho phép xây dựng quy hoạch tổng thể mặt bằng và đầu tư xây dựng  Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô. – Căn cứ nghị quyết Trung ương khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp và dạy nghề cho khu vực nông thôn. – Tham khảo chiến lược phát triển của trường Đại học Thuỷ lợi, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh; – Những bài học cơ bản của lịch sử phát triển trừơng Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô. 4. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành NN và PTNT nói riêng và cho xã hội nói chung. Trước mắt là xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn hoá chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp với yêu cầu đào tạo của thị trường lao động, tạo cơ sở và tiền đề cho việc nâng cấp trường trở thành Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao, tiến tới xây dựng trường thành Trường Đại học Công nghệ thực hành tại khu vực đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ. 5. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG – Thành lập ban chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. – Thành lập ban xây dựng đề án và các tiểu ban chuyên đề. – Tổ chức quán triệt nội dung, mục đích, ý nghĩa và kế họach xây dựng chiến lược phát triển trường tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên. – Lấy ý kiến tham gia đóng góp của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về bản dự thảo chiến lược của trường (thông qua hình thức phát phiếu và hội thảo trực tiếp). 6. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG – Xác định cụ thể hướng đi của nhà trường trong tương lai qua từng giai đoạn. – Định hướng cho mọi hoạt động trong trường, làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho từng năm để phấn đấu hoàn thành. – Thay đổi cách suy nghĩ, tư duy trong quản lý và lãnh đạo của các tổ chức trong trường. – Là cơ sở đánh giá, giám sát mọi hoạt động trong trường, kịp thời điều chỉnh và xây dựng các kế hoạch dự phòng để ngăn ngừa các rủi ro có thể xẩy ra. – Xác định các lĩnh vực ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển của trường. – Xây dựng nhóm thực hiện có năng lực phù hợp, có tính chuyên nghiệp cao. – Xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với các đối tác ngoài trường. 7. KẾT CẤU CỦA BẢN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Phần I: Hiện trạng Trường cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô Phần II: Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu Phần III; Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức. Phần IV: Mục tiêu và giải pháp cho từng chiến lược phát triển. Phần V: Kế hoạch thực hiện. PHẦN I HIỆN TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ   I. PHÂN TÍCH CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI Nền kinh tế nước ta đã qua thời kỳ khó khăn, tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối ổn định. Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế tri thức tạo nền tảng vững chắc từng bước đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế của nước ta chịu tác động ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá về kinh tế và văn hoá đang diễn ra nhanh chóng, hợp tác phát triển và cạnh tranh hết sức quyết liệt. Đây là xu thế lớn không thể đảo ngược, trong đó có những vấn đề mang tính toàn cầu cần phải có sự phối hợp của các quốc gia cùng giải quyết như bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh lương thực, hợp tác lao động … – Hàng năm chúng ta xuất khẩu hàng vạn lao động sang các nước khu vực và trên thế giới. Song, việc xuất khẩu lao động của Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp, hàm lượng chất xám ít. Người lao động chưa được đào tạo nghề hoàn chỉnh nên thu nhập thấp, vị thế của người lao động không cao. – Trên thế giới cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển từng ngày, từng giờ. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà trở thành xu thế hội nhập toàn cầu. Nắm bắt được trào lưu du học nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng, thị trường đào tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế, có ngành còn bỏ ngỏ, các nước phát triển đã đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức đào tạo liên kết hoặc đầu tư trực tiếp thành lập các trường đaị học, cao đẳng, dạy nghề trình độ cao. Thế mạnh của các đối tác này là trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm cộng với tâm lý chuộng bằng cấp quốc tế của người Việt Nam nên công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng có thiên hướng về các trường có yếu tố nước ngoài. – Giáo dục được coi là nền tảng vững chắc để đưa nhân loại tiến lên làm chủ xã hội, là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã chính thức coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đã từng bước cải cách giáo dục theo chiều hướng hội nhập. Giáo dục đại học đang chuyển dần từ đào tạo tinh sang đại trà. Giáo dục nghề nghiệp đang trở thành bắt buộc đối với một số ngành trọng điểm. Đặc biệt những năm gần đây Nhà nước đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường theo nghị định 43/NĐ-CP. Đây cũng là điều mà các trường trong khu vực đã thực hiện. – Qua hơn 20 năm đổi mới, kinh tế xã hội nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Nghị quyết TW5 khoá VIII Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ cấp bách nhằm từng bước đổi mới nông thôn nước ta theo hướng sản xuất hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ tại chỗ. Hình thành các thị trấn, thị tứ, đào tạo nghề cho nông dân với chủ trương “ly nông bất ly hương”. – Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo thuộc ngành NN và PTNT còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội (18,6%/24,2%). Tâm lý người học thường mặc cảm với các trường thuộc Bộ NN và PTNT do ngành nghề ít hấp dẫn.   – Để thực hiện được nhiệm vụ trên, các trường trực thuộc Bộ NN và PTNT nói chung và Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô nói riêng cần phải nhanh chóng thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới được cụ thể hoá trong bản chiến lược phát triển trường qua từng giai đoạn.     II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHUNG, PHÂN TÍCH CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CHÉO 2.1 Đánh giá tác động chung Qua phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế về kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, toàn cầu hoá, hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, nhu cầu đào tạo, thị trường lao động… thể hiện tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các vùng, miền trong và ngoài nước. Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ dân số trẻ, lực lượng lao động chiếm tỉ lệ cao, khoảng 56% dân số, nhưng lao động qua đào tạo mới đạt 24,2%. Hàng năm cần tạo việc làm cho từ 1,5 ¸ 2 triệu người, đây là cơ hội cho công tác dạy nghề phát triển. – Đối với người học và tâm lý xã hội chủ yếu có nguyện vọng vào học các trường đại học, đặc biệt là các trường có yếu tố nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, người học tuỳ theo trình độ học vấn và điều kiện kinh tế họ có quyền lựa chọn ngành nghề và cơ sở đào tạo kể cả du học hoặc du học tại chỗ. Vì vậy Nhà nước phải có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích học nghề và tạo việc làm cho người lao động. – Đối với đội ngũ giáo viên, nhà nước cần phải có chính sách, chế độ ưu tiên để thu hút lực lượng có trình độ và tài năng luôn tâm huyết với công tác đào tạo nghề; có chính sách nhằm mở rộng và liên kết trong công tác đào tạo nghề giữa cơ sở sản xuất với nhà trường, tạo điều kiện cho người học tiếp cận công việc qua thực tế. – Sự bùng nổ và mở rộng các cơ sở dạy nghề trong toàn quốc dẫn đến nhiễu thông tin, thậm chí mất lòng tin đối với người học, khó xác định cơ sở dạy nghề nào là chuẩn. Nhà nước cần phải có chính sách cụ thể trong quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề trong phạm vi toàn quốc thay vì ở các Bộ, Ngành, địa phương như hiện nay. 2.2 Phân tích tác động cạnh tranh Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô hiện đang đào tạo 5 ngành (Cơ khí, Điện, Kinh tế, Xây dựng, Công nghệ thông tin) với 17 nghề. – Ngành Kế toán với 14 giáo viên trong đó có 6 thạc sỹ và 8 cử nhân kinh tế. Số lượng học sinh, sinh viên đang học tại trường là 1101 (trong đó CĐN: 571, TCCN: 530). Đây là ngành chủ đạo của trường, có tỉ lệ phát triển hàng năm là 20%, mặc dù ở khu vực có rất nhiều trường tham gia đào tạo ngành này. Hàng năm học sinh tốt nghiệp đạt 98%, trong đó khá, giỏi đạt trên 30% tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp trên 76%. – Ngành Cơ khí động lực với 24 cán bộ, giáo viên (trong đó có 7 thạc sỹ, 12 kỹ sư cơ khí). Số lượng học sinh, sinh viên đang học là 772 (CĐN: 195, TCCN: 64, TCN: 513). Đây là ngành có nhiều nghề và cấp học khác nhau. Trong đó có nghề mới là nghề Công nghệ ô tô. Cơ sở vật chất của ngành còn thiếu nhiều trang thiết bị. Ngành này luôn phải cạnh tranh với các trường thuộc Bộ Giao thông, Bộ công nghiệp và Bộ Xây dựng, các trường này luôn khẳng định được thế mạnh của họ qua các kỳ thi quốc gia. – Ngành Điện – Điện tự động hoá với 21 giáo viên (trong đó có 8 thạc sỹ, 13 kỹ sư). Số lượng học sinh, sinh viên theo học ngành này là 1045 (CĐN: 514, TCCN: 156, TCN: 375). Đây là một trong các ngành có nhiều học sinh, nhiều nghề và nhiều cấp học nhất. Trong nhiều năm chất lượng đào tạo tương đối tốt. Tuy nhiên những nghề mới mở như điện tử, điện lạnh, điện tự động hoá còn thiếu giáo viên, cơ sở vật chất còn thiếu đồng bộ. Là ngành có số lượng trường ở tất cả các bộ, tỉnh ,thành phố tham gia đào tạo nhiều nhất, nên sự cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi. – Ngành Cơ khí chế tạo với 19 giáo viên (trong đó có 2 thạc sỹ, 9 kỹ sư).   Có 742 học sinh, sinh viên theo học (CĐN: 99, TCN: 643) chủ yếu là nghề hàn điện, hàn hơi và gia công cắt gọt kim loại. Là ngành có số lượng học sinh tăng nhanh trong những năm gần đây do chất lượng đào tạo của trường luôn khẳng định so với các trường trong khu vực. Tuy nhiên ngành này không phải là thế mạnh của trường, mà ưu thế  thường thuộc về các trường Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng là những đối tác cần cạnh tranh, trong đó có trường Cao đẳng nghề LILAMA I Ninh Bình. – Ngành Xây dựng với 45 giáo viên (trong dó có 31 kỹ sư). Số lượng học sinh, sinh viên theo học là 608 (CĐN: 122, TCCN: 150, TCN: 336). Đây là ngành học có số lượng học sinh thấp nhất (so với tỉ lệ giáo viên) do tâm lý người học mặc cảm với nghề xây dựng, là nghề có khả năng tự hành nghề không qua đào tạo. Tuy nhiên các nghề xây dựng của trường luôn khẳng định được thương hiệu qua chất lượng đào tạo: tỉ lệ khá giỏi đạt trên 40%; tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp đạt 95%. Song đội ngũ giáo viên của khoa Xây dựng vẫn chưa đạt mặt bằng về độ chuẩn, tỉ lệ giáo viên chưa tốt nghiệp đại học còn cao (30%), đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của khoa trong thời gian tới. – Ngành Công nghệ thông tin (trực thuộc khoa Khoa học cơ bản và Kỹ thuật cơ sở) với 18 giáo viên (trong đó có 7 thạc sỹ, 11 kỹ sư). Số học sinh, sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin là 171 (CĐN: 107, TCCN: 64). Đây là ngành mới mở từ năm 2006. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô là trường Trung ương đặt tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình là trung tâm phát triển công nghiệp Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, có nhiều thuận lợi trong xây dựng và phát triển đào tạo nghề. Đây là khu vực có mật độ dân số cao, trình độ dân trí tương đối phát triển, đặc biệt là khu vực kinh tế năng động. Song những năm gần đây khu vực này mở ra quá nhiều trường dạy nghề và các cơ sở có đào tạo nghề. Trên địa bàn thị xã Tam Điệp có 5 trường dạy nghề. Toàn tỉnh Ninh Bình có 18 cơ sở dạy nghề, chưa kể tới các tỉnh phụ cận như Thanh hoá, Hà Nam và Nam Định. Điều đó tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các trường trong khu vực này. Hiện nay, nhiều trường Cao đẳng, Đại học trong nước đã và đang đào tạo một số chuyên ngành song song với Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Việt Xô. Vì vậy cần nâng cấp một số ngành nghề truyền thống, mở thêm các ngành nghề mới để đáp ứng mục tiêu là trường đa ngành, đa nghề, đa cấp học. Mặt khác, trên con đường hội nhập WTO của nước ta, chắc chắn sẽ có nhiều trường Đại học được đầu tư 100% vốn nước ngoài, do đó cần thiết phải đổi mới chương trình đào tạo, quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo để có thể tăng cường liên kết và đủ sức cạnh tranh. 2.3 Phân tích tác động chéo Năm yếu tố thực tiễn quan trọng nhất tác động từ  bên trong và từ bên ngoài đến hiệu quả đào tạo của nhà trường là: 1. Chất lượng giáo dục của nhà trường so với mặt bằng xã hội được đánh giá là chuẩn. Học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường được các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp chấp nhận, tuyển dụng ngày càng nhiều đã khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo của trường, số lượng tuyển sinh hàng năm đều tăng. Nhiều học sinh của trường đã tiếp tục học tập ở các cấp học cao hơn thông qua các chương trình liên thông, liên kết với các trường đại học hoặc tu nghiệp ở nước ngoài. 2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác giáo dục, đào tạo. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu và lạc hậu. 4. Điều kiện ăn ở nội trú còn thiếu cả về số lượng phòng lẫn tiện nghi sinh hoạt so với số lượng học sinh, sinh viên đăng ký nội trú. 5. Điều kiện sinh hoạt ở địa phương nơi trường đứng chân tương đối hợp lý so với khả năng kinh tế của người học. III. THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY 3.1 Về tổ chức và quản lý nhà trường * Những kết quả đạt được: Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô tiền thân là Trường Trung học và Dạy nghề Cơ Điện Xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được thành lập ngày 03 tháng 1 năm 1997. Song lịch sử và truyền thống của nhà trường phải kể đến lịch sử của các trường thành viên trước đây: – Trường Trung học Cơ khí nông nghiệp TW được thành lập năm 1960; – Trường Trung cấp xây dựng NN được thành lập năm 1968; – Trường Công nhân Cơ khí Nông nghiệp Việt Xô được thành lập năm 1979. Trong những năm tồn tại độc lập, các trường thành viên đã đào tạo hàng vạn kỹ thuật viên và công nhân lành nghề cho ngành NN và PTNT. Nhiều người thành đạt, giữ các cương vị trọng trách trong bộ máy quản lý nhà nước ở khắp mọi miền đất nước. Đến nay trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô vẫn phát huy được truyền thống của ba trường cũ. Sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển trường đã cơ bản xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả. – Trường đã có bộ máy quản lý hoạt động thống nhất có hiệu quả từ Ban Giám hiệu đến các đơn vị thành viên, góp phần quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của trường. – Đã xây dựng được quy chế tổ chức và hoạt động, các văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của trường trên cơ sở cải cách hành chính. – Xây dựng được hệ thống các tiêu chí, chế độ bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, chú trọng phát triển cán bộ nữ trong cơ cấu cán bộ, cải tiến công tác quản lý học sinh, sinh viên theo hướng dân chủ, công khai trên cơ sở kỷ cương, tình thương và trách nhiệm, tạo điều kiện phấn đấu rèn luyện cho học sinh, sinh viên trở thành những công dân toàn diện. – Đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn: trên 80% có trình độ đại học và trên đại học; 100% đạt trình độ sư phạm cấp 2; có 4 nhà giáo ưu tú, 18 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia và 71 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. * Những hạn chế – Do tồn tại lịch sử của quá trình hợp nhất 3 trường để lại, nên bộ máy lãnh đạo còn cồng kềnh, nhiều đầu mối chồng chéo, tỉ lệ cán bộ, viên chức làm gián tiếp còn cao, hiệu quả điều hành công việc chưa cao, thiếu quy trình chuẩn hoá. – Hiệu lực chính quyền chưa phát huy hết khả năng do cơ chế phân cấp, giao quyền chưa hợp lý, hệ thống chính sách đòn bẩy còn thiếu đồng bộ để tạo ra động lực nội sinh đủ mạnh. – Về đội ngũ lãnh đạo quản lý: + Trên 40 tuổi 100%; tỉ lệ cán bộ nữ chiếm 6%. + Năng lực và trình độ chưa đồng đều, còn hạn chế về khả năng thích ứng với yêu cầu đổi mới, hội nhập và tư duy quản lý. 3.2 Về đào tạo * Những kết quả đạt được – Tính đến tháng 4 năm 2008 Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô đã đào tạo được 21.720 kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, trong đó TCCN: 7824; TCN: 14.096. Nếu tính cả số học sinh tốt nghiệp của các trường cũ thì con số này là 41.577. – Số học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm là 71,6%, những năm gần đây đạt 87%. – Từ năm 2000 đến nay quy mô đào tạo của trường tăng hơn 200% (năm 2000 có 2.100 sinh viên, năm 2008 có 4.439 học sinh, sinh viên) – Trong 5 năm gần đây với trình độ TCCN ngoài 4 ngành truyền thống: Cơ khí, Điện, Tài chính-Kế toán và Xây dựng, từ năm 2003 nhà trường đã mở thêm ngành Công nghệ thông tin. Với trình độ công nhân (TCN), trường mở thêm các nghề: Điện tử, Điện lạnh, Điện tự động hoá, Đường ống, Kỹ nghệ sắt, Cầu trục. Từ năm 2007 đến nay nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nghề với trình độ Cao đẳng: Công nghệ ô tô, Hàn, Kế toán doanh nghiệp, Sửa chữa và lắp ráp máy tính, Điện tử, Điện lạnh, Điện tự động hoá, Điện công nghiệp, Kĩ thuật xây dựng. – Trong trường đã ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo án điện tử, quản lý dữ liệu trên máy tính; đã xây dựng được đội ngũ giáo viên đồng bộ, bổ sung nhiều giáo viên trẻ có năng lực đáp ứng kịp thời những yêu cầu và nhiệm vụ mới. * Những hạn chế: – Chưa có chiến lược phát triển trường. – Chất lượng và nội dung đào tạo chưa theo kịp với yêu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội, thiếu một hệ thống cơ chế phù hợp đảm bảo chất lượng. – Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành và chưa quan tâm thích đáng tới rèn luyện kỹ năng. – Nguồn đầu tư còn thấp và chậm, vật tư học tập không đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy thực hành do giá cả biến động mà định mức vật tư không thay đổi. Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao kỹ năng của người học. – Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường còn thiếu hoàn chỉnh về cơ cấu thành phần, về độ tuổi, nhất là đối với ngành nghề mới còn thiếu nhiều giáo viên có trình độ cao. – Chưa có Trung tâm học liệu và hệ thống kiểm định chất lượng. – Đời sống của cán bộ, giáo viên mặc dù đã được cải thiện nhưng mức sống còn thấp. Một số giáo viên chưa toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp đào tạo. 3.3 Về cơ sở vật chất – Diện tích khuôn viên của trường: 210.800 m2. – Diện tích xây dựng 23.103 m2, trong đó phòng học lý thuyết (65 phòng) 10.079 m2, xưởng thực hành (48 xưởng) 8735 m2, phòng thí nghiệm 86 m2, ga ra xe máy 2.466 m2, nhà đa năng 1.192 m2, nhà hiệu bộ và phòng làm việc của các phòng, khoa 2.169 m2, hội trường lớn 1.279 m2, nhà ăn học sinh 1.120 m2. So với tiêu chuẩn 20/TCN-1985, về cơ bản diện tích khuôn viên của trường đạt yêu cầu. Tuy nhiên hầu hết các hạng mục công trình được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước đã xuống cấp nghiêm trọng, hàng năm nhà trường phải đầu tư cải tạo, sửa chữa hàng tỷ đồng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Đa số các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm thiết bị đã lạc hậu, ít về số lượng. 3.4  Về nghiên cứu khoa học và mối quan hệ với môi trường kinh tế xã hội * Những kết quả đạt được: – Là một trường dạy nghề nên năng lực nghiên cứu, năng lực triển khai các dịch vụ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, giáo viên còn nhiều hạn chế. Trong thời gian qua nhà trường chủ yếu vận dụng đào tạo thực hành kết hợp với sản xuất làm ra sản phẩm với nguồn thu không đáng kể. Các hoạt động nghiên cứu sáng cải tiến kỹ thuật chủ yếu làm mô hình học cụ và sáng kiến trong giảng dạy luôn được chú trọng. Về lĩnh vực này trong hơn 10 năm hoạt động đã có 62 sáng cải tiến cấp tỉnh và hàng trăm sáng cải tiến cấp trường, tiết kiệm ngân sách được hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên ứng dụng vào sản xuất chưa nhiều. – Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức khảo sát về thị trường lao động và nhu cầu đào tạo của các ngành và địa phương; liên kết với các cơ sở sản xuất đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động; ký kết hợp đồng thực tập sản xuất cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở sản xuất. * Những hạn chế: – Chưa phát huy hết tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, nguồn vốn của trường trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng sản xuất. – Chưa có sự gắn kết thường xuyên, ổn định với các tổ chức, doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định cho học sinh, sinh viên trong thời gian thực tập và sau khi ra trường. – Chưa có đề tài khoa học chuyên sâu về nâng cao chất lượng đào tạo. Thiếu chuyên gia đầu ngành trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chưa có chế độ khuyến khích nghiên cứu khoa học, sáng cải tiến kỹ thuật. Thiết bị và phương tiện giảng dạy còn thiếu và không đồng bộ. 3.5 Về đội ngũ giáo viên * Những kết quả đạt được: Đến tháng 10/2008 tổng số cán bộ của trường là 241 trong đó có 169 giáo viên. Về trình độ có 31 thạc sỹ (18,3%), 108 đại học (63,9%). – Tỉ lệ giáo viên/học sinh là 1/24 (tiêu chuẩn 1/15¸20) – Tỉ lệ cán bộ quản lý /học sinh là 1/46. * Những hạn chế – Tỉ lệ giáo viên/học sinh cao so với tiêu chuẩn 1/15¸20 (theo 14/2005 NQ-CP). – Trình độ giáo viên còn hạn chế, nhất là các ngành nghề mới mở, số giáo viên có độ tuổi trên 40 chiếm tỉ lệ cao, hẫng hụt giữa các độ tuổi. – Từ năm 2000¸2007 tuyển dụng thêm 26 giáo viên trẻ hầu hết là sinh viên mới tốt nghiệp đại học, trình độ chuyên môn, đặc biệt trình độ ngoại ngữ còn yếu; năng lực hạn chế, ý chí phấn đấu thấp, chưa có cơ chế sàng lọc. – Viên chức quản lý nghiệp vụ: đa số chưa có chuyên môn phù hợp với công việc, năng lực hạn chế; nhiều người làm công tác kiêm nhiệm, thiếu kinh nghiệm quản lý. – Thiếu cơ chế bồi dưỡng cán bộ trẻ kịp thời, tạo ra sự hẫng hụt không đáng có ở một số đơn vị. – Chế độ chính sách tiền lương và phụ cấp quản lý chưa hợp lý nên chưa động viên khuyến khích được cán bộ có năng lực. 3.6 Về nguồn tài chính và hoạt động tài chính Từ năm 2003 trường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 16/NĐ-CP nay là nghị định 43/NĐ-CP đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp về việc sử dụng nguồn ngân sách cấp cho đào tạo thường xuyên và các hoạt động có thu liên quan tới đào tạo. Nhà trường được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ với tổng số nguồn từ 12¸19 tỉ đồng tuỳ theo từng năm, trong đó nguồn thu của trường dao động từ 4¸5 tỉ đồng, chiếm khoảng 30%. Việc thực hiện khoán chi đã tạo nguồn chủ động tài chính cho trường, khuyến khích tăng thu, sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 1,7 lần so với lương cơ bản của Nhà nước quy định. Ngoài ra các đơn vị thành viên còn có nguồn thu nhập riêng sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà trường trong hoạt động đào tạo và thực hành kết hợp với sản xuất. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng từ thực tế hoạt động tài chính của trường có điều chỉnh sửa đổi bổ sung hàng năm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và là căn cứ kiểm soát tài chính công khai, minh bạch. 3.7 Về việc làm của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường – Qua khảo sát và tổng hợp số liệu của Phòng Công tác học sinh, sinh viên, đa số học sinh tốt nghiệp ra trường đáp ứng được yêu cầu xã hội. Tỉ lệ người học có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là 87%; trong đó có việc làm ổn định, thu nhập khá đạt 62%. – Tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm đúng với ngành nghề được đào tạo là 71%. – Chất lượng đào tạo được xã hội và người sử dụng lao động chấp nhận. Nhiều cơ sở đánh giá tốt về công tác đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên số lượng học sinh, sinh viên tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, hiện đại năm đầu còn bỡ ngỡ, chậm phát triển về tư duy. 3.8 Các mối quan hệ Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô được thành lập trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại 3 trường trong đó có: – Trường công nhân Cơ khí Nông nghiệp Việt Xô là được xây dựng theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô trước đây. Thời gian đầu (2 khoá) do chuyên gia Liên Xô tư vấn và giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. – Trường Trung học Cơ khí nông nghiệp TW tham gia đào tạo lưu học sinh Lào với tổng số 117 học sinh (giai đoạn 1983¸1987), cử giáo viên (9 lượt giáo viên, lãnh đạo) làm chuyên gia xây dựng chương trình và trực tiếp đào tạo TCCN tại Căm pu chia (giai đoạn 1985¸1990). PHẦN II SỨ MẠNG, TẦM NHÌN MỤC TIÊU   I. SỨ MẠNG Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác quốc tế trong sự nghiệp đào tạo, sản xuất phục vụ sự nghiệp CNH – HĐN đất nước và trong sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT. II. TẦM NHÌN Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô trở thành trường trọng điểm vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, là Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành NN và PTNT, thực hiện đào tạo đa ngành, đa nghề, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho cho thị trường lao động của xã hội; từng bước tạo dựng thương hiệu của trường làm cơ sở để nâng cấp trường thành Trường Đại học Công nghệ thực hành vào năm 2020. III. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, trang bị những kiến thức tiên tiến hiện đại, những kỹ năng nghề nghiệp thuần thục, biết tự chủ, sáng tạo độc lập trong công việc cho học sinh, sinh viên là cơ sở để họ tiến thân lập nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế hội nhập IV. MỤC TIÊU 4.1 Mục tiêu tổng quát Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Việt Xô trở thành Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành NN và PTNT và phấn đấu đến năm 2020 trở thành Trường Đại học Công nghệ thực hành, đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp học, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, khẳng định thương hiệu, đủ năng lực cạnh tranh, bình đẳng và hợp tác đào tạo với các trường trong nước, trong khu vực và hội nhập quốc tế. 4.2 Mục tiêu cụ thể 4.2.1 Quy mô đào tạo – Giữ ổn định quy mô đào tạo 5.000 học sinh, sinh viên giai đoạn 1 đến 2011, trong đó CĐN: 2.000; TCCN: 1.500; TCN: 1.500. – Mở rộng quy mô đào tạo 6.500 học sinh giai đoạn 2 đến 2015, trong đó CĐN: 3.000; TCCN: 1.500; TCN: 2.000. – Quy mô đào tạo 8.000 học sinh sinh viên giai đoạn 3 đến 2020, trong đó Đại học: 300; CĐN: 3.500; TCCN: 2.000; TCN: 2.200. 4.2.2 Đội ngũ giáo viên – Giai đoạn 2008 ¸ 2011 tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên hiện có, đảm bảo 90% có trình độ đại học và trên đại học. Phấn đấu đến năm 2011 có 250 giáo viên, trong đó trên đại học là 53. – Giai đoạn 2012 ¸ 2015 xây dựng đội ngũ giáo viên với tổng số 325 trong đó 80 ¸ 100 có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. – Giai đoạn 2016 ¸ 2020 đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo mới của trường đại học với trên 400 giảng viên, trong đó 150¸170 có trình độ trên đại học (trong đó có 10 tiến sỹ trở lên). 4.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật – Giai đoạn 2008¸2011 xây dựng các phòng học chuyên môn hoá, hiện đại hoá các xưởng thực hành, xây dựng thư viện điện tử. – Giai đoạn 2012¸2015 mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trường theo dự án tổng thể của Bộ NN và PTNT. Giai đoạn 2016¸2020 hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu, thực hành, thí nghiệm; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo liên kết. PHẦN III THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN – CƠ HỘI – THÁCH THỨC I. DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN 1.1 Dự báo về đào tạo 1.1.1 Về ngành nghề Để đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, mặt khác để đáp ứng nhu cầu hợp tác lao động có trình độ cao với các nước trong khu vực và thế giới, trong những năm tới, nhà trường tập trung đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, chế biến, xây dựng, kiến trúc, nông lâm và thủy sản, môi trường, máy tính, kinh doanh và quản lý, với những nhóm ngành nghề chính là: Cơ khí chế tạo:Cắt gọt kim loại, Hàn, Gia công thép v.v… Cơ khí động lực: Công nghệ ô tô, Máy thi công cơ giới, Xe máy… Điện: Điện công nghiệp, Tự động hóa, Điện dân dụng, Điện tử, Điện lạnh… Công nghệ sau thu hoạch nông, lâm, thủy sản: Bảo quản, Chế biến, tái chế… Công nghệ thông tin: Lắp ráp máy tính, Quản trị mạng, Thiết kế và ứng dụng phần mềm… Xây dựng: Xây dựng dân dụng, Xây dựng công nghiệp, Trang trí nội thất… Quản lý kinh tế: Kế toán, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý trang trại… 1.1.2 Về nguồn nhân lực Căn cứ quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”: nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó TCCN: 8%, CNKT: 26%; “thu hút học sinh vào các trường TCCN đạt 15%; thu hút học sinh sau THCS vào các trường dạy nghề đạt 10% vào năm 2010”. Như vậy đến năm 2010 sẽ có khoảng 40% học sinh trong độ tuổi đi học được thu hút vào học các trường CĐN, TCCN và TCN. Cả nước có khoảng 1 triệu học sinh vào học các trường nghề mỗi năm, trong đó có khoảng 3.000 đến 4.000 học sinh vào học tại trường và quy mô đào tạo của trường sẽ là 8.000¸9.000 học sinh. Theo quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/6/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 85% số lao động ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và theo chiến lược phát triển của Bộ Nông nghiệp và PTNT, song song với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp và thực hiện CNH nông nghiệp và nông thôn thì việc giảm lao động trực tiếp trong nông nghiệp sẽ đặt ra yêu cầu đào tạo nhân lực để chuyển đổi cơ cấu lao động trong những năm tới là rất lớn. Tính sơ bộ, riêng khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc khu 4 hàng năm đã có hàng trăm nghìn người cần được đào tạo nghề để phục vụ chiến lược này. Do đó, cùng với việc đào tạo các ngành nghề và các cấp học hiện có, việc phát triển thêm các ngành nghề mới và mở rộng thị trường đào tạo cho nhu cầu xuất khẩu lao động thì quy mô đào tạo của trường đến năm 2020 đạt từ 8.000¸9.000 học sinh ở các trình độ. 1.2 Nhu cầu khoa học công nghệ Theo “chiến lược phát triển của Bộ Nông nghiệp và PTNT về đào tạo nhân lực giai đoạn 2010¸2020”; theo đề án “đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2008¸2020” do Bộ LĐTB&XH đang hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt, nhà trường cần tập trung đầu tư nghiên cứu, xây dựng các đề án đào tạo nghề cho các lĩnh vực sau: – Đào tạo nhân lực cho chương trình CNH nông nghiệp và nông thôn; – Công nghệ bảo quản và chế biến nông, lâm, ngư nghiệp sau thu hoạch; – Đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và các thành phần kinh tế; – Đào tạo nhân lực cho chương trình nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn; – Đào tạo nhân lực cho quy hoạch và đô thị hóa các khu dân cư ở nông thôn; – Đào tạo nhân lực cho chương trình phát triển kinh tế trang trại; – Đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, miền núi; – Phân luồng đào tạo nghề sau giáo dục THCS; – Đào tạo liên thông trong dạy nghề. 1.3 Các nhu cầu khác Xuất khẩu lao động có trình độ đáp ứng nhu cầu của các nước trong khu vực và các nước phát triển, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ được các nước sử dụng lao động công nhận giá trị văn bằng, chứng chỉ nghề. Địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An v.v… có lợi thế đặc biệt về phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng (sắt thép, gạch, ngói, xi măng…), trồng và chế biến cây công nghiệp (dứa, chè, cà phê, cao su…). Mặt khác sự phát triển đặc biệt của khu kinh tế Nghi Sơn – Thanh Hóa với cụm công nghiệp hóa dầu, cảng nước sâu và hành lang kinh tế Việt – Lào – Thái lan sẽ là các địa chỉ có nhu cầu cung ứng nhân lực rất lớn và phù hợp với khả năng đáp ứng của nhà trường. II. PHÂN TÍCH MẠNH – YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 2.1 Phân tích mạnh – yếu 2.1.1 Các điểm mạnh – Có truyền thống đào tạo được hình thành và duy trì trong nhiều năm; – Có uy tín uy tín về chất lượng đào tạo đối với ngành và xã hội; – Thực hiện đa dạng hóa đào tạo có hiệu quả: đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, đa dạng hóa các loại hình đào tạo; – Có hệ thống cơ sở vật chất và mặt bằng đủ rộng đáp ứng được nhu cầu phát triển phục vụ đào tạo;   2.1.2 Các điểm yếu – Cơ sở vật chất tuy được trang bị ban đầu khá đầy đủ nhưng đã lạc hậu và không đáp ứng được quy mô đào tạo hiện nay; – Các thiết bị mới trang bị chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng; – Đội ngũ giáo viên tuy có kinh nghiệm đào tạo lâu năm nhưng kém nhạy bén trong tiếp cận công nghệ thông tin, ngoại ngữ, công nghệ mới và phương pháp dạy học hiện đại. 2.2 Phân tích cơ hội, thách thức 2.2.1 Cơ hội – Luật Giáo dục 2005 và Luật Dạy nghề 2007 đã mở ra triển vọng đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng cho giáo dục, dạy nghề. Các cấp, các ngành và các địa phương ngày càng ý thức được vai trò của dạy nghề; – Các cơ chế, chính sách của Nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho trường: cơ chế tự chủ về tài chính; mở rộng liên thông, liên kết trong đào tạo; đa dạng hóa đào tạo; phân luồng đào tạo; đầu tư nâng cao năng lực đào tạo; phát triển chương trình… – Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp… nhằm đáp ứng CNH, HĐH sản xuất, xuất khẩu lao động và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam để đến năm 2020 “cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. 2.2.2 Thách thức – Các ngành nghề đào tạo truyền thống và có thế mạnh của trường đang phải cạnh tranh khốc liệt do có nhiều cơ sở đào tạo trùng lặp; – Hội nhập quốc tế cũng tạo ra sức ép gay gắt về nội dung, chương trình và chất lượng đào tạo; – Đất nước vẫn còn ở tình trạng kém phát triển, còn có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực và thế giới. III. PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG Để nhà trường tiếp tục phát triển theo định hướng đáp ứng tối đa nhu cầu cả về lượng và về chất nguồn nhân lực cho ngành và cho đất nước, ngay từ bây giờ cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng mang tầm chiến lược cơ bản sau đây: – Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp trường, phòng, khoa, tổ bộ môn đến đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm và khả năng tư duy phù hợp với xu thế phát triển của trường. – Xây dựng quy hoạch tổng thể về cơ sở hạ tầng, quy mô, cơ cấu đào tạo một cách toàn diện, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển. – Tạo lập nguồn tài chính đủ mạnh để đầu tư cho việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ mới trong đào tạo, sản xuất. – Đầu tư chuyển đổi phương thức đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo mô đun, học phần, tín chỉ. – Tạo dựng cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, phòng học chuyên dùng, thư viện, xưởng trường và công nghệ mới để nâng cao năng lực đào tạo và tự đào tạo cho người dạy và người học. – Đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào đào tạo và sản xuất kết hợp. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của trường một cách có hiệu quả. Gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và cơ sở sản xuất một cách đa dạng và toàn diện. – Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cập nhật thông tin và kiến thức thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo và đội ngũ giáo viên. – Mở rộng và hợp tác toàn diện về đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng thành tựu kỹ thuật và công nghệ mới với các trường đại học, cao đẳng, TCCN, TCN trong và ngoài ngành. Từng bước tiến tới hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và cung ứng nhân lực kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới. – Không ngừng bổ sung, cải tiến chương trình đào tạo theo hướng cập nhật thông tin, công nghệ mới, gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước, của ngành và của địa phương. PHẦN IV MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHO TỪNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN I. CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO 1.1 Mục tiêu Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô là trường công lập, đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp học, đào tạo liên thông, liên kết với các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. – Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề có trình độ tay nghề cao, có năng lực tư duy sáng tạo, độc lập tự chủ trong công việc, có khả năng tự học đề nâng cao trình dộ. – Liên thông, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu đào tạo kỹ sư, cử nhân và chuyên gia có trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ với kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội. 1.2 Loại hình trường: Công lập Tên trường: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ Tên tiếng Anh: TAMDIEP VOCATIONAL COLLEGE OF ELECTROMECHANIZATION AND CONSTRUCTION (TVEMC) Tel: 030.3864066   Fax: 030.3773760 Website: Caodangvietxo.edu.vn Email: caodangvietxo2012@gmail.com Địa chỉ: Phường Trung Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 1.3 Mô hình trường – Tổ chức nhà trường: Sơ đồ tổ chức (Biểu 4.1) – Hình thức đào tạo: Đa ngành, đa nghề, đa cấp học, đào tạo liên thông, liên kết.   1.4 Hướng đào tạo – Giỏi tay nghề – Có năng lực sáng tạo (năng lực tư duy) – Dám cạnh tranh và biết cạnh tranh – Tăng cường cặp nhận kiến thức qua các lớp ngắn hạn và bồi dưỡng nâng cao. 1.5 Thời gian và thời lượng đào tạo Bảng 4.2. Thời gian và thời lượng đào tạo hệ chính quy
Trình độ đào tạo Thời gian đào tạo (năm) Thời lượng (đơn vị học trình)
Đại học Công nghệ 4-5 150 – 180
Cao đẳng nghề 3 120
Trung cấp chuyên nghiệp 2 80
Trung cấp nghề 1-2 40 – 80
  1.6 Quy mô đào tạo Bảng 4.3. Số lượng tuyển sinh hàng năm
TT Trình độ Quy mô đào tạo
2011 2015 2020
1 Đại học Công nghệ 300
2 Cao đẳng nghề 1.200 1.500 1.800
3 Trung cấp chuyên nghiệp 600 700 800
4 Trung cấp nghề 1.000 1.100 1.200
Tổng số: 2.800 3.300 3.800
Ghi chú: Trong quá trình thực hiện các ngành, nghề đào tạo ở giai đoạn 2 và 3 có thể sẽ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế yêu cầu phát triển của xã hội. 1.7 Loại hình đào tạo – Chính quy và không chính quy – Đào tạo liên thông. 1.8 Phương thức đào tạo Học theo niên chế hoặc theo mô đun. 1.9 Các ngành nghề đào tạo Bảng 4.4. Các ngành nghề và trình độ đào tạo
  TT   Ngành, nghề   Trình độ Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2012-2015 Giai đoạn 2016-2020
Nâng cấp Mới Nâng cấp Mới Nâng cấp Mới
VH máy xúc ủi TCN
Công nghệ ô tô TCN
(Nghề đột phá) TCCN
CĐN x
ĐH x
Điện Công nghiệp TCN
(Nghề đột phá) TCCN
CĐN x
ĐH x
Cắt gọt kim loại TCN
CĐN x
Hàn TCN
CĐN x
Điện tử điện lạnh CĐN
Xây dựng DD và CN TCN
TCCN
CĐN x
Cấp thoát nước TCN x
CĐN x
Gia công sản phẩm Mộc TCN
Kinh t ế Kế toán doanh nghiệp TCCN
(Nghề đột phá) CĐN x
ĐH x
Quản trị kinh doanh CĐN x
Kế toán HTX TCCN x
CĐN x
Máy tính Kỹ thuật SC máy tính TCCN
CĐN x
Quản trị mạng máy tính TCCN x x x
CĐN x x
Quản trị cơ sở dữ liệu TCCN x x
CĐN x x
1.10 Nội dung và chương trình đào tạo – Thời lượng đào tạo cho ở bảng 4.1 – Phân bổ thời lượng cho các môn học thuộc khối cơ bản, cơ sở, chuyên môn, thực tập tốt nghiệp, đồ án dựa vào chương trình khung. 1.11 Đổi mới phương pháp giảng dạy – Lấy học sinh – sinh viên làm trung tâm của quá trình dạy và học, coi trọng và phát triển tư duy của người học. – Đối với TCN-TCCN: Coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập và coi trọng việc rèn luyện tay nghề, phát triển tư duy sáng tạo – Đối với CĐN-ĐH: Coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng học, phát triển tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất. 1.12 Chuẩn chất lượng đào tạo – TCN: Giỏi tay nghề. – TCCN: Nắm vững lý thuyết, thành thạo thực hành, có năng lực giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn thông thường. – CĐN: Vững lý thuyết, giỏi thực hành, sử dụng thành thạo tin học, biết tiếng Anh, có năng lực giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn. – ĐH: Vững lý thuyết, giỏi thực hành, thạo tiếng Anh, có phương pháp nghiên cứu khoa học, có năng lực vận dụng và kết hợp lý thuyết, thực hành vào công tác chuyên môn. II. CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT 2.1 Mục tiêu Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo yêu cầu đào tạo qua từng giai đoạn. 2.2 Giải pháp – Hoàn thành việc nâng cấp trường giai đoạn 2008 – 2015 theo lộ trình của Bộ NN và PTNT phê duyệt dự án qui hoạch tổng thể và nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô. – Thực hiện đề án “Nâng cao năng lực đào tạo nghề giai đoạn 2008 ¸ 2010” của Bộ LĐTB và XH thông qua chương trình mục tiêu mua sắm và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. – Tận dụng các nguồn vốn, nguồn kinh phí thường xuyên vốn tự có, vốn dự án v.v…, đầu tư và xây dựng các phòng học chuyên môn hoá, thư viện điện tử, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành công nghệ cao đáp ứng đủ yêu cầu về thiết bị và phương tiện giảng dạy cho giáo viên và học sinh. – Đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý đào tạo, quản lý học sinh, sinh viên và các hoạt động sản xuất nghiên, cứu khoa học trong trường đảm bảo đồng bộ có hiệu quả và đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển chung của nhà trường. – Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về con nguời, cơ sở vật chất, kỹ thuật, các nguồn kinh phí nhằm củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện nâng cấp trường thành trường Đại học Công nghệ thực hành vào năm 2020.     III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CUNG ỨNG CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI 3.1 Mục tiêu Phấn đấu xây dựng trường thành Trường Đại học Công nghệ thực hành – Trung tâm ứng dụng công nghệ, thực hành sản xuất có khả năng thực hiện các chương trình: – Chương trình phát triển của ngành Cơ khí chế tạo, Điện, Điện tử, Xây dựng, Công nghệ thông tin và Công nghệ ô tô. – Các chương trình của ngành NN và PTNT trong lĩnh vực Cơ, Điện và Xây dựng. – Phấn đấu doanh thu trong các hoạt động ứng dụng KHKT vào sản xuất và dịch vụ đạt 5% vào năm 2020 trong tổng nguồn thu của trường. 3.2 Giải pháp thực hiện – Xây dựng phòng ứng dụng khoa học công nghệ, lập kế họach và tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thành lập các phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu. – Lựa chọn một số lĩnh vực khoa học công nghệ mang tầm chiến lược của nhà trường nhằm đi sâu nghiên cứu, phát triển những ngành nghề mũi nhọn của ngành và địa phương liên quan tới nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. – Quy hoạch lại đội ngũ giáo viên để họ có điều kiện phát huy khả năng ứng dụng KHKT, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong toàn trường; chú trọng quan tâm bồi dưỡng cán bộ có phẩm chất tốt, có năng lực sáng tạo và nhiệt tình trong công tác nghiên cứu khoa học. – Nâng cao đời sống, hoàn thiện tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ, phát huy nội lực để đẩy mạnh công tác ứng dụng KHKT. Thành lập quỹ phát triển công tác ứng dụng khoa học công nghệ và thiết lập quy chế sử dụng quỹ đạt kết quả cao nhất. – Thực hiện tốt việc liên kết giữa các đơn vị của trường trong công tác nghiên cứu khoa học. Tích cực tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong trường, tham gia các cuộc hội thảo khoa học của ngành và địa phương. – Hợp tác sâu rộng và liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tiếp cận thực tế sản xuất nhằm gắn kết hữu cơ giữa nhà trường với các doanh nghiệp, giữa nghiên cứu khoa học với công nghệ sản xuất. – Có cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy tài năng sáng tạo của mình. IV. CHIẾN LƯỢC VỀ NGƯỜI  HỌC 4.1 Mục tiêu Xây dựng trong trường môi trường giáo dục đáp ứng được: – Các hoạt động học tập ứng dụng khoa học và rèn luyện thể chất cho học sinh, sinh viên, tạo lập tính độc lập, tự chủ, tự giác đối với học sinh, sinh viên trong học tập, có việc làm và thích ứng với cơ chế thị trường sau khi tốt nghiệp. – Tạo thương hiệu, địa chỉ đáng tin cậy để thu hút ngày càng nhiều học sinh, sinh viên vào học. 4.2 Giải pháp thực hiện – Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô thành Trung tâm đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp học chất lượng cao là tâm điểm thu hút người học. Tăng cường giới thiệu và quảng bá về trường thông qua các hoạt động của trường. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên, đảm bảo xây dựng trong trường một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh trong học tập. – Từng bước giải quyết chỗ ăn, ở cho học sinh, sinh viên. Xây dựng KTX sinh viên kiểu mẫu, là trung tâm tự học của học sinh, sinh viên. – Thành lập Trung tâm tư vấn  nghề nghiệp, giới thiệu việc làm và các vấn đề xã hội khác. – Đẩy mạnh công tác cải tiến phương pháp học tập, nghiên cứu của học sinh, khuyến khích học sinh tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu tại thư viện, trên mạng và tự học trực tuyến. – Tạo cơ chế để học sinh tham gia đóng góp vào công tác đào tạo, tự tổ chức, tự quản các câu lạc bộ chuyên môn, ngoại ngữ, TDTT, các hoạt động học tập và rèn luyện nhằm nâng cao tính năng động, tự chủ, tự tin vào khả năng của bản thân. – Thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài, khích lệ thỏa đáng học sinh giỏi, quan tâm tới học sinh thuộc diện chính sách. V. CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 5.1 Mục tiêu Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, toàn tâm, toàn ý với công việc, có ý thức phấn đấu trong học tập, công tác, có tâm huyết và gắn bó với sự nghiệp xây dựng và phát triển trường. 5.2 Định hướng và mục tiêu cụ thể – Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà trường theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, phân cấp và tăng quyền chủ động cho các bộ phận cơ sở. – Hoàn thiện quy chế nội bộ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường trên cơ sở quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng viên chức, từng bộ phận trong tổ chức bộ máy. – Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và quy chế tuyển dụng phù hợp trong từng giai đoạn phát triển và nhu cầu tuyển dụng của nhà trường. 5.3 Tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy của trường được biểu hiện theo sơ đồ sau: (Biểu 4.5) 5.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên Từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên đủ mạnh về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học, có bản lĩnh và thích ứng với cơ chế đào tạo theo thị trường lao động thông qua các hình thức sau: – Sàng lọc đội ngũ giáo viên hiện có, bố trí sắp xếp vị trí công tác theo trình độ và năng lực; tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, từng bước chuẩn hoá cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ. – Tuyển chọn giáo viên trẻ có trình độ chuyên sâu, có tâm huyết với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, có cơ chế ưu đãi, thu hút và khuyến khích người tài. – Đảm bảo đến năm 2020 có 50% giáo viên có trình độ trên đại học, trong đó có 10% giáo viên có trình độ tiến sỹ. * Giải pháp thực hiện – Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao vị thế của nhà giáo trong nhà trường và ngoài xã hội; – Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đầu ngành; – Tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng và sàng lọc đội ngũ cán bộ trẻ; – Đổi mới phương thức, quy chế tuyển dụng giáo viên đảm bảo khách quan, công bằng, có yếu tố cạnh tranh, đảm bảo chất lượng. Ưu tiên tuyển chọn sinh viên có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi và người có trình độ trên đại học; – Có cơ chế chính sách thu hút chuyên gia giỏi ở trong và ngoài nước. Sử dụng cơ chế giảng dạy theo hợp đồng đối với những người có trình độ cao đã về hưu và đối với các đối tượng ngoài trường. – Có chế độ đãi ngộ thoả đáng, đảm bảo thu nhập và điều kiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, xây dựng niềm tin để có sự toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp phát triển của nhà trường. 5.5 Cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ Cán bộ quản lý là lực lượng quan trọng trong việc tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động trong trường, là những người thực hiện quyết sách và điều chỉnh chiến lược trong từng giai đoạn. Người cán bộ quản lý phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, có đầu óc sáng tạo và tầm nhìn xa; đồng thời biết chi tiết hoá chiến lược bằng những bước đi cụ thể. Chính vì vậy cán bộ quản lý phải được lựa chọn và bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước và quy chế nội bộ của nhà trường. Cán bộ nghiệp vụ là những người được tuyển lựa và bố trí hoạt động trong các bộ phận chuyên môn của nhà trường căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng chức danh theo quy định. Cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học tương xứng với nghiệp vụ được giao. * Giải pháp thực hiện – Đào tạo bồi dưỡng năng lực quản lý, năng lực sáng tạo, năng lực chuyên môn và tầm nhìn chiến lược cho đội ngũ cán bộ quản lý. – Từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nghiệp vụ thông qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lĩnh vực phân công và công việc được giao. – Thường xuyên bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ khi cần thiết nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và điều hành trường theo hướng phát triển. VI. CHIẾN LƯỢC VỀ TÀI CHÍNH, TIỀN LƯƠNG 6.1 Mục tiêu – Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về tài chính cho các hoạt động của nhà trường trong quá trình thực hiện chiến lược. – Thực hiện đa dạng hoá các nguồn thu tài chính cho trường nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo và đảm bảo nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên và củng cố, bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường. – Đổi mới phương thức quản lý để tăng cường phát triển, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính. 6.2 Giải pháp thực hiện – Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, hệ thống định mức với mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, đầu tư có mục đích cho các chương trình trọng điểm; từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất và nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, giáo viên. – Khai thác triệt để các nguồn thu từ đào tạo, thực tập kết hợp với sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật; tranh thủ các nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài… – Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các phòng khoa, các bộ phận trong trường; khai thác tiềm năng sáng tạo của cá nhân và tập thể trong hoạt động sản xuất, dịch vụ và các hợp đồng kinh tế trong và ngoài trường, đảm bảo nguồn thu tài chính cho trường theo quy chế nội bộ. VII. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 7.1 Mục tiêu Phát triển nhanh công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sản xuất dịch vụ và hiện đại hoá công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của trường qua từng thời kỳ. 7.2 Giải pháp thực hiện – Đầu tư cho công nghệ thông tin những nguồn lực cần thiết, thiết lập mạng LAN và INTERNET trong toàn trường, tạo quyền chủ động lập kế hoạch làm việc trực tiếp và triển khai công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động quản lý trong trường. – Xây dựng đề án phát triển công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; xây dựng thư viện điện tử; từng bước yêu cầu giáo viên sử dụng giáo án điện tử và coi đây là điều kiện bắt buộc để nâng cao chất lượng bài giảng. – Có cơ chế phù hợp và tạo điều kiện để mọi người hưởng ứng, tham gia tích cực đẩy nhanh chiến lựơc nghiên cứu và sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy, học, nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất. – Xây dựng cơ chế và hệ thống tổ chức ràng buộc trách nhiệm tin học hoá, sử dụng CNTT cho từng đơn vị, cá nhân trong việc tuyển chọn, bố trí cán bộ, xét các chức danh, chế độ ưu đãi và thi đua khen thưởng. – Mở rộng và phát triển các ngành nghề đào tạo tin học trong trường. Thành lập khoa CNTT trên cơ sở tách khoa KHCB và KTCS. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, tăng cường trang, thiết bị phòng máy vi tính cho khoa CNTT, bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên có trình độ chuyên sâu về tin học nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo và có chế độ ưu đãi đối với giáo viên giỏi trong lĩch vực này. VIII. CHIẾN LƯỢC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ 8.1 Mục tiêu Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực và thế giới, tạo điều kiện cho người học có cơ hội xuất khẩu lao động với trình độ tay nghề cao, đáp ứng kịp thời với nhu cầu thị trường xuất khẩu lao động ngày càng đa dạng. 8.2 Giải pháp thực hiện – Liên kết hợp tác với các trường đại học, cao đẳng nước ngoài và các tổ chức quốc tế tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên du học, du học tại chỗ, giáo viên học tập kinh nghiệm giảng dạy của nước ngoài. – Nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên, đáp ứng kịp thời nhu cầu hội nhập và giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác trong khu vực và quốc tế. – Thường xuyên tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài cho cán bộ, giáo viên. – Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài thông qua các dự án đầu tư. Đặc biệt chú trọng liên hệ việc  nối lại viện trợ của Cộng hoà liên bang Nga. – Tích cực khai thác thị trường xuất khẩu lao động và giới thiệu việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp. IX. CHIẾN LƯỢC VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 9.1 Mục tiêu Tự đánh giá chất lượng đào tạo qua từng năm học nhằm điều chỉnh mục tiêu, chương trình và kế hoạch đào tạo thông qua kết quả thực hiện, để so sánh về nguồn nhân lực, vật lực và sự chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp với mục đích đảm bảo thực hiện thành công toàn bộ chiến lược phát triển trường. 9.2 Giải pháp thực hiện – Kiểm định chất lượng đào tạo theo quy trình kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục & đào tạo và Bộ LĐTB&XH, qua 8 tiêu chí: Tổ chức và quản lý của trường; Đội ngũ giáo viên; Công tác học sinh, sinh viên; Tổ chức giảng dạy và học tập; Cơ sở vật chất; Nghiên cứu khoa học; Tài liệu giáo trình; Tài chính. – Kiểm định theo điều tra đánh giá của thị trường bằng hình thức thu thập ý kiến của người sử dụng lao động về ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo thông qua hội nghị khách hàng hoặc trực tiếp điều tra tại các cơ sở sản xuất. – Kiểm định theo điều tra đánh giá của phụ huynh học sinh và trực tiếp học sinh, sinh viên qua phiếu thăm dò. – Xây dựng mô hình tổ chức và quản lý chất lượng, kiểm tra định kỳ theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ LĐTBXH. – Tăng cường kiểm soát chất lượng tuyển sinh (đầu vào) – Thường xuyên giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo. – Đảm bảo chất lượng đầu ra theo yêu cầu của các tiêu chí kiểm định. PHẦN V KẾ HOẠCH THỰC HIỆN   I. TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC – Tuyên truyền thông tin phổ biến kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển trường đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. – Tổ chức bộ máy thực hiện chiến lược: + Thành lập Ban Chỉ đạo gồm 6 thành viên do Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó Hiệu trưởng làm phó ban, các uỷ viên: Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng phòng Tổ chức. + Thành lập Ban Xây dựng chiến lược gồm 20 thành viên gồm ban giám hiệu, các phòng khoa tổ bộ môn và mời các đồng chí giáo viên lâu năm, các đòng chí lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo tham gia. + Phân công cụ thể cho các thành viên, các bộ phận trong 2 ban chịu trách nhiệm từng phần công việc của bản đề án chiến lược phát triển trường. – Lộ trình xây dựng và phê duyệt: + Tháng 3, 4, 5: Các bộ phận xây dựng phần việc được phân công. + Tháng 6: Tập hợp thông qua Hội đồng trường (hội thảo lần 1, chỉnh sửa và hội thảo lần 2). + Tháng 7: Hội thảo lần 3 và trình duyệt cấp trên. II. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 2008¸2020 2.1 Giai đoạn 1 (2008 ¸ 2011) 2.1.1 Mục tiêu Là trường công lập đào tạo đa ngành, đa nghề đa cấp học, ổn định những ngành nghề đang đào tạo và phát triển thêm những nghề mới, phấn đấu trở thành trường trọng điểm của khu vực. 2.1.2 Đào tạo – Đầu tư bồi dưỡng và bổ sung lực lượng giáo viên; xây dựng và chuẩn hóa chương trình, giáo trình, tập trung trang bị phương tiện dạy học và thiết bị thực hành để chuẩn bị đáp ứng cho các nghề đột phá là Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp và Kế toán doanh nghiệp. – Đảm bảo chất lượng đào tạo của tất cả các cấp học và các nghề, có trình độ tay nghề tốt, có năng lực tư duy sáng tạo, độc lập, tự chủ trong công việc, có khả năng tự học để nâng cao trình độ. – Nâng cấp từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề 2 chương trình: Cắt gọt kim loại và Cấp thoát nước. 2.1.3 Đội ngũ – Số lượng cán bộ giảng dạy: 250 (trong đó 50¸60 giáo viên có trình độ trên đại học) Từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên đủ mạnh về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học, có bản lĩnh và thích ứng với cơ chế đào tạo theo thị trường lao động có tay nghề cao. – Cán bộ quản lý: 70 người Cán bộ quản lý phải được lựa chọn và bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước và quy chế nội bộ của nhà trường. Cán bộ quản lý phải có phẩm chất dạo đức trong sáng, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao. 2.1.4 Khoa học công nghệ – Nâng cao năng lực của nhà trường trong việc tiếp cận thị trường khoa học công nghệ như hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, sản xuất trong và ngoài ngành. – Quy hoạch lại đội ngũ giáo viên để họ có điều kiện phát huy hết khả năng nghiên cứu khoa học ở đơn vị mình; ưu tiên bồi dưỡng cán bộ trẻ có năng lực và nhiệt tình trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật. – Xây dựng chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học gắn với chương trình giảng dạy. Phấn đấu mỗi năm có từ 4¸6 sáng kiến cải tiến được công nhận ở cấp tỉnh, 10¸15 sáng kiến cấp trường. 2.1.5 Hợp tác quốc tế – Hợp tác với Liên bang Nga để đào tạo nghề truyền thống mà trước đây đã giúp Việt Nam xây dựng và đào tạo tại trường Công nhân CKNN Việt Xô cũ. – Tìm hiểu và hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động ở các thị truyền thống và các thị trường có nhu cầu cần tuyển chọn tay nghề cao. – Tổ chức tham quan học tập cho cán bộ, giáo viên ở các nước có nền giáo dục đào tạo tiên tiến. – Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài qua các dự án đầu tư, nhằm nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho nhà trường. 2.1.6 Cơ sở vật chất – Thực hiện tốt dự án nâng cao năng lực dạy nghề của Bộ Lao động TB&XH 2008¸2010, trong đó có trọng điểm cho 3 nghề đột phá. – Sau khi được Bộ phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể trường giai đoạn 2008¸2015, khẩn trương lập báo cáo đầu tư giai đoạn 1: các xưởng thực hành công nghệ cao, thư viện điện tử để đưa vào xây dựng. Giai đoạn 2 gồm các công trình còn lại của đề án quy hoạch tổng thể trường. 2.1.7 Tài chính – Năm 2008 và những năm tiếp theo tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính theo nghị định 43/2006-NĐ-CP ngày 25-4-2006 – 2008 hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng quy chế quản lý tài chính cho các hoạt động đào tạo gắn với thực tập kết hợp sản xuất. – Phấn đấu nguồn thu:                 2008:     5 tỷ VND 2009:     6 tỷ VND 2010:     8 tỷ VND 2011:  10 tỷ VND 2.1.8 Sinh viên – Thực hiện tốt các chế độ chính sách với học sinh, sinh viên, đảm bảo xây dựng trong nhà trường một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh trong học tập. – Từng bước giải quyết chỗ ăn, ở cho học sinh, sinh viên theo phương thức KTX kiểu mẫu, là trung tâm tự học của học sinh, sinh viên – Thành lập trung tâm tư vấn học tập, nghề nghiệp, giới thiệu việc làm và các vấn đề xã hội khác. – Thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài, khuyến khích học sinh giỏi, quan tâm tới học sinh thuộc diện chính sách. 2.1.9 Kiểm định chất lượng – Năm 2009¸2011 các khoa tiến hành kiểm định nội bộ trên cơ sở quy trình kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao Động TB&XH, bao gồm cả lấy ý kiến đánh giá của người học. – Thực hiện việc đánh giá chất lượng đào tạo thông qua tư vấn độc lập (2 năm 1 lần) bao gồm cả việc góp ý kiến điều chỉnh về chiến lược đào tạo. 2.2 Giai đoạn 2 (2012¸2015) 2.2.1 Mục tiêu – Là trường Cao đẳng nghề công lập đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp học. – Xây dựng và phát triển trường tạo dựng thương hiệu. 2.2.2 Đào tạo – Hoàn chỉnh ngành nghề cũ, phát triển đào tạo các nghề được chọn là nghề đột phá (3 nghề: Công nghệ ôtô; Điện công nghiệp; Kế toán doanh nghiệp) – Thực hiện đào tạo liên thông TCN lên CĐN. – Đào tạo cử nhân và chuyên gia có trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ với kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. 2.2.3 Đội ngũ – Cán bộ giảng dạy: 325 người (trong đó 90¸100 có trình độ trên đại học) Đổi mới phương thức, quy chế tuyển dụng giáo viên, đảm bảo khách quan, công bằng, có yếu tố cạnh tranh, đảm bảo chất lượng ưu tiên tuyển chọn sinh viên có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi, người có trình độ đại học và trên đại học. – Cán bộ quản lý: 75 người Đào tạo bồi dưỡng năng lực quản lý, năng lực sáng tạo, năng lực chuyên môn và có tầm nhìn chiến lược cho đội ngũ cán bộ quản lý.       2.2.4 Hợp tác quốc tế – Liên kết, hợp tác với các trường đại học, cao đẳng nước ngoài và các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện cho học sinh du học, du học tại chỗ, tạo điều kiện cho giáo viên học tập kinh nghiệm giảng dạy của nước ngoài. – Cử các đoàn cán bộ giáo viên thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các trường đại học kỹ nghệ ngoài nước nhằm tích luỹ kinh nghiệm để thành lập trường Đại học Công nghệ thực hành trong giai đoạn 2016¸2020. 2.2.5 Cơ sở vật chất – Lập báo cáo đầu tư xây dựng giai đoạn 2 của dự án quy hoạch phát triển trường và thực hiện cơ bản công tác xây dựng cơ sở vật chất đến 2015 để phục vụ cho đề án nâng cấp trường. – Tận dụng các nguồn vốn, nguồn kinh phí thường xuyên, vốn tự có, vốn dự án v.v…, đầu tư và xây dựng các phòng học chuyên môn hoá, thư viện điện tử, phòng thí nghiệm. – Cơ bản hoàn tất danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học, chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, đảm bảo đạt chuẩn cho đào tạo các nghề đột phá ở các cấp học Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, tạo tiền đề nâng cấp đào tạo đại học ở giai đoạn sau. 2.2.6 Tài chính – Khai thác triệt để các nguồn thu từ đào tạo, thực tập kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng khao học kỹ thuật, tranh thủ các nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài v.v… – Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các phòng khoa; khai thác tiềm năng sáng tạo của các cá nhân và tập thể trong hoạt động sản xuất, dịch vụ và các hợp đồng kinh tế trong và ngoài trường, đảm bảo nguồn thu tài chính cho trường theo quy chế nội bộ 2.2.7 Sinh viên – Tạo cơ chế để học sinh, sinh viên tham gia đóng góp vào công tác đào tạo, tự tổ chức, quản các câu lạc bộ chuyên môn, ngoại ngữ, thể dục, thể thao, các hoạt động học tập và rèn luyện nâng cao tính chủ động, tự tin vào khả năng của bản thân. 2.2.8 Kiểm định chất lượng – Kiểm định theo điều tra đánh giá của thị trường bằng hình thức thu thập ý kiến của người sử dụng lao động về ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo thông qua hội nghị khách hàng, hoặc thực tiếp điều tra tại cơ sở sản xuất. – Kiểm định, điều tra đánh giá của phụ huynh học sinh và trực tiếp của học sinh, sinh viên qua phiếu thăm dò. – Xây dựng mô hình khai thác quản lý chất lượng kiểm tra định kỳ theo tiêu chí của Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ lao động thương binh xã hội. 2.3 Giai đoạn 3 (2016¸2020) 2.3.1 Mục tiêu – Xây dựng trường Đại học Công nghệ thực hành công lập, đào tạo đa ngành, đa nghề. – Dự kiến tên trường: ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ. 2.3.2 Đào tạo Tiếp tục xây dựng và phát huy thương hiệu của nhà trường, xây dựng 3 ngành Đại học Công nghệ thực hành: – Công nghệ ô tô – Điện công nghiệp – Kế toán doanh nghiệp Xúc tiến đào tạo liên thông từ CĐN lên Đại học Công nghệ. 2.3.3 Đội ngũ – Cán bộ giảng dạy: 400 (trong đó 150¸170 giáo viên có trình độ trên đại học; ít nhất có 10 tiến sỹ) ·      Xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh về chuyên môn, đủ tiêu chuẩn về bậc kiến thức theo quy định của Nhà nước về trường đại học. ·      Sàng lọc đội ngũ giáo viên hiện có, bố trí sắp xếp theo trình độ và năng lực cho phù hợp với thực tế ·      Có cơ chế chính sách thu hút chuyên gia giỏi ở trong và ngoài nước, sử dụng cơ chế giảng dạy theo hợp đồng với những người có trình độ đã về hưu và đối với các đối tượng ngoài trường. – Cán bộ quản lý: 100 người Thường xuyên bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý cán bộ nghiệp vụ khi cần thiết nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và điều hành trường theo hướng phát triển 2.3.5 Khoa học – Công nghệ – Lựa chọn mô hình phát triển khoa học tiên tiến mang tính chiến lược của nhà trường nhằm nghiên cứu, đầu tư, phát triển những ngành nghề mũi nhọn của ngành và địa phương liên quan tới nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. – Quy hoạch lại đội ngũ giáo viên để họ có điều kiện phát huy khả năng nghiên cứu khoa học, khơi dạy niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong toàn trường; chú trọng quan tâm bồi dưỡng cán bộ có năng lực, sáng tạo và nhiệt tình trong công tác nghiên cứu khoa học. – Thực hiện tốt việc liên kết giữa các bộ phận trong trường, tham gia các cuộc hội thảo khoa học của ngành và địa phương. – Hợp tác sâu rộng và liên kết chặt chẽ với các cán bộ, giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tiếp cận thực tế sản xuất, nhằm gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, giữa người nghiên cứu khoa học với công nghệ sản xuất. 2.3.6 Hợp tác quốc tế – Tiếp tục mở rộng quan hệ, liên kết hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng nước ngoài và các tổ chức quốc tế, khai thác kinh nghiệm và trình độ khoa học, kỹ thuật của họ để bổ sung năng lực đào tạo, nghiên cứu cho nhà trường. 2.3.7 Cơ sở vật chất – Hoàn thiện dự án quy hoạch tổng thể của trường được Bộ NN và PTNT phê duyệt; đưa các công trình xây dựng và các thiết bị, máy móc được đầu tư vào phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao. – Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài thông qua các dự án đầu tư, đặc biệt là nối lại quan hệ hợp tác và tiếp nhận viện trợ với Cộng hoà Liên bang Nga. – Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật, các nguồn kinh phí nhằm củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn và điều kiện nâng cấp trường thành trường Đại học Công nghệ thực hành vào năm 2020. 2.3.8 Tài chính – Thực hiện đa dạng hoá các nguồn thu tài chính cho trường nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo, đảm bảo nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên và bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật cho trường. 2.3.9 Sinh viên – Đẩy mạnh công tác cải tiến phương pháp học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, khuyến khích tự học, tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu tại thư viện, mạng internet và tự học trực tuyến. – Thành lập Hội sinh viên, Hội cựu sinh viên nhằm quảng bá thương hiệu trường, thúc đẩy công tác học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động xã hội, chống các biểu hiện tiêu cực. 2.3.10 Kiểm định chất lượng – Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tuyển sinh (đầu vào); – Thường xuyên giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo; – Đảm bảo chất lượng đầu ra theo yêu cầu của các tiêu chí kiểm định; – Xây dựng chứng chỉ ISO 9000 về đào tạo 2018.           III. HỆ THỐNG CHỈ SỐ THỰC HIỆN ĐỂ ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 3.1 Phát triển quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ, chất lượng đào tạo 3.1.1 Phát triển quy mô đào tạo Bảng 5.1. Quy mô đào tạo hàng năm
TT Cấp đào tạo Quy mô
2011 2015 2020
1 Đại học công nghệ 300
2 Cao đẳng nghề 2.000 3.000 3.500
3 Trung cấp chuyên nghiệp 1.500 1.500 2.000
4 Trung cấp nghề 1.500 2.000 2.200
Tổng số: 5.000 6.500 8.000
3.1.2 C¬ cÊu ngµnh nghÒ – tr×nh ®é B¶ng 5.2. C¬ cÊu ngµnh nghÒ vµ tr×nh ®é ®µo t¹o hµng n¨m
TT Cơ cấu ngành nghề Trinh độ 2011 2015 2020
1 Vận hành máy xúc ủi TC nghề 210 250 250
2 Công nghệ ô tô (Nghề đột phá) ĐH 50
CĐN 150 230 300
TCCN 100 100 200
TC nghề 150 200 250
3 Điện công nghiệp (Nghề đột phá) ĐH 100
CĐN 540 700 800
TCCN 300 300 400
TC nghề 500 600 650
4 Cắt gọt kim loại CĐN 45 200 200
TC nghề 140 200 200
5 Hàn CĐN 150 350 450
TC nghề 300 400 500
6 Điện tử, điện lạnh CĐ nghề 100 150 200
7 Cấp thoát nước TC nghề 105 150 150
CĐN 50 100 100
8 Xây dựng DD và CN CĐN 120 200 250
TCCN 240 240 250
TC nghề 70 150 150
9 Gia công sản phẩm mộc TC nghề 45 50 50
10 Kế toán doanh nghiệp (Nghề đột phá) ĐH 150
CĐN 600 700 700
TCCN 650 650 700
11 Quản trị kinh doanh CĐN 50
12 Kế toán HTX CĐN 70 100
TCCN 50 100
13 Kỹ thuật sửa chữa máy vi tính CĐN 90 100 150
TCCN 70 70 150
14 Quản trị mạng máy vi tính CĐN 100 100 100
TCCN 70 70 100
15 Quản trị cơ sơ dữ liệu CĐN 100 100 100
TCCN 70 70 100
Ba nghề được chọn là nghề đột phá của trường ở mọi cấp học và định hướng đào tạo trình độ đại học năm 2020: 1. Công nghệ ô tô 2. Điện công nghiệp 3. Kế toán doanh nghiệp             3.2 Phát triển đội ngũ giảng viên, cơ cấu ngành nghề và trình độ Bảng 5.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên hàng năm
TT Cơ cấu ngành nghề Trình độ Đội ngũ giáo viên
2011 2015 2020
1 Công nghệ ô tô Tiến sỹ 1
Thạc sỹ 10 17 35
Đại học 20 25 20
C. đẳng 10 8 5
2 Điện Công nghiệp Tiến sỹ 2
Thạc sỹ 15 22 35
Đại học 20 30 25
C. đẳng 5 3 2
3 Kinh tế Tiến sỹ 1 1 4
Thạc sỹ 10 20 30
Đại học 15 20 15
C. đẳng
4 Cắt gọt kim loại Thạc sỹ 2 3 7
Đ.học 5 10 7
C.đẳng 5 5 5
5 Hàn Thạc sỹ 1 3 9
Đ.học 10 15 15
C.đẳng 10 10 5
6 Xúc, ủi Thạc sỹ 1 1 2
Đ.học 10 12 15
C.đẳng 5 5 5
7 Điện tử, điện lạnh Thạc sỹ 2 3 6
Đ.học 5 6 7
8 Cấp thoát nước Thạc sỹ 2 3 8
Đ.học 10 12 13
C.đẳng 6 5 4
9 XD dân dụng và C.nghiệp Tiến sỹ 1
Thạc sỹ 6 10 15
Đ.học 15 20 20
C.đẳng 12 10 10
10 Gia công sản phẩm Mộc Đ.học 1 2 4
C.đẳng 5 4 4
11 Công nghệ thông tin Tiến sỹ 1
Thạc sỹ 1 2 8
Đ.học 10 10 20
12 Giáo viên dạy các môn chung Tiến sỹ 1
Thạc sỹ 2 3 9
Đ.học 18 25 25
Tổng: 250 325 400
– Tỉ lệ GV/học sinh:     1/20 – Cán bộ quản lý /hs:    1/50 IV. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ 4.1 Mục đích Để nắm được việc thực hiện chiến lược theo kế hoạch đảm bảo tính chính xác, khách quan, công khai. 4.2 Nội dung: Tổ chức giám sát theo nội dung của đề án. 4.3 Cách thức, hình thức quy trình tổ chức giám sát – Phân công từng uỷ viên ban giám sát thực hiện giám sát một số công việc. – Báo cáo của bộ phận, của uỷ viên – Tổng hợp tổng kết rút kinh nghiệm 6 tháng, 1 năm, từng giai đoạn của đề án.       4.4 Tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận giám sát, đánh giá 4.4.1 Tổ chức Bộ phận giám sát, đánh giá được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng thực hiện chức năng giám sát, đánh giá thực hiện đề án gồm có đồng chí trưởng ban, phó ban và các thành viên. 4.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn Giám sát việc thực hiện của các bộ phận trong việc thực hiện đề án, kiểm tra đôn đốc kiến nghị với Hiệu trưởng những vấn đề vướng mắc. Hàng năm tổng kết rút kinh nghiệm, theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tiến độ của đề án. 4.5 Phát triển chương trình, học liệu (số lượng, loại) Bảng 5.4. Tỷ lệ phát triển chương trình hàng năm
STT Loại 2011 2015 2020
70% 80% 100%
1 Tập bài giảng:
Các môn học nghề đào tạo Các môn TCN nghề đạt 100% Các môn CĐ nghề đạt 60% Các môn TCN nghề, CĐ nghề đạt 100% Các môn đào tạo đại học nghiên cứu, chuẩn bị Các môn học, nghề và cấp đào tạo
4.6 Thu chi và phân phối lợi ích Phân bố các nguồn lợi tuân thủ theo Luật Tài chính, Luật Kế toán, các văn bản của Nhà nước quy định về chế độ quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. V. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI 4 NĂM ĐẦU (2008¸2011) 5.1 Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển trường đến năm 2011 5.1.1 Mục tiêu – Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Việt Xô là trường công lập, đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp học, đào tạo liên thông, liên kết với các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. – Đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề có trình độ tay nghề cao, có năng lực tư duy sáng tạo, độc lập, tự chủ trong công việc, có khả năng tự học để nâng cao trình độ. 5.1.2 Mục tiêu cụ thể a. Đào tạo và đội ngũ – Đào tạo: giỏi tay nghề, có năng lực sáng tạo, dám cạnh tranh và biết cạnh tranh, thường xuyên cập nhật kiến thức qua các lớp ngắn hạn và bồi dưỡng nâng cao. – Đội ngũ: xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, toàn tâm, toàn ý với công việc, có ý thức phấn đấu trong học tập, công tác, có tâm huyết và gắn bó với sự nghiệp xây dựng phát triển trường. b. Nghiên cứu khoa học: Trong giai đoạn 2008¸2011: đẩy mạnh công tác phát triển khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực mũi nhọn như: CNC, ô tô, điện tử, tự động hoá, thông tin, xây dựng và các chương trình phát triển nông thôn. c. Hợp tác quốc tế Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực và thế giới; tạo điều kiện cho người học có cơ hội xuất khẩu lao động với tay nghề cao. d. Cơ sở vật chất Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo yêu cầu đào tạo qua từng giai đoạn e. Tài chính – Đảm bảo cung cấp đủ về tài chính cho các hoạt động của nhà trường trong quá trình thực hiện chiến lược. – Đổi mới phương thức quản lý để tăng cường phát triển, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính. f. Tổ chức – Xây dựng hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ, vị trí công tác của từng ngạch bậc công chức trên cơ sở pháp lệnh cán bộ công chức. – Xây dựng biên chế gọn nhẹ, khoa học nhằm hoàn thành công việc được giao trong quá trình đổi mới g. Cơ chế chính sách – Có cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp cho từng giai đoạn để phát huy hết khả năng sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong đề án chiến lược của nhà trường. 5.2 Kế hoạch thực hiện 5.2.1 Đào tạo Quy mô tuyển sinh các trình độ trong giai đoạn 2008 ¸ 2011 (Bảng 5-6) Bảng 5.6 Bảng quy mô tuyển sinh (sinh viên/năm)
STT Trình độ Quy mô tuyển sinh
2008 2009 2010 2011
1 Cao đẳng nghề 1.000 1.000 1.200 1.500
2 Trung cấp chuyên nghiệp 500 600 700 700
3 Trung cấp nghề 1.000 900 800 800
Tổng số: 2.500 2.500 2.700 3.000
Các chỉ tiêu cụ thể a. Năm 2008 – Thực hiện đào tạo 11 ngành nghề truyền thống ở 3 cấp đào tạo CĐN, TCCN, TCN; – Triển khai đào tạo CĐN và TCN theo chương trình khung và chương trình chi tiết của Bộ Lao động TTB&XH; – Xây dựng cơ sở vật chất và trình Bộ duyệt mở 2 nghề CĐN mới: Cắt gọt kim loại và Cấp thoát nước; Tăng cường cơ sử vật chất, trang thiết bị để phục vụ đào tạo các nghề: Công nghệ ô tô, Hàn, Cắt gọt kim loại, Điện, Xây dựng. b. Năm 2009 – Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo; – Triển khai đào tạo theo mo đun; – Triển khai đào tạo, nghề CĐN mới: Cắt gọt kim loại; – Tuyển sinh cho nghề mới: CĐN Cắt gọt kim loại. c. Năm 2010 – Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo; – Tiếp tục triển khai đào tạo theo mô đun; – Triển khai đào tạo nghề CĐN mới: Cấp thoát nước; – Tuyển sinh cho nghề mới CĐN cấp thoát nước. 5.2.2 Khoa học công nghệ a. Năm 2008 – Các khoa, bộ môn xác định các lĩnh vực múi nhọn cần ưu tiên nghiên cứu trong giai đoạn 2008¸2020; – Có 10 đề tài nghiên cứu cấp trường, 5 đề tài được công nhận là sáng kiến cấp tỉnh. b. Năm 2009 – Triển khai nghiên cứu các lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, trong đó ưu tiên ngành cơ khí chế tạo như  CNC, Hàn công nghệ cao, Rô bớt hàn… – Có 12 đề tài nghiên cứu cấp trường, trong đó 5 đề tài được công nhận là sáng kiến cấp tỉnh. c. Năm 2010 – Đẩy mạnh nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực mà nhà trường đào tạo: Khoa học cơ bản và KTCS, Công nghệ thông tin, Cơ khí chế tạo, Cơ khí động lực, Điện-Điện tự động hoá, Kỹ thuật vì xử lý, Lắp ráp mạnh điện tử… – Có 12 đề tài nghiên cứu cấp trường, 2 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh (được UBND tỉnh cấp kinh phí nghiên cứu); có 6 đề tài được công nhận là sáng kiến cấp tỉnh. d.  Năm 2011 – Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên trong lĩnh vực công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, kinh tế, xây dựng. – Có 15 đề tài nghiên cứu cấp trường, 3 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, 6 đề tài được công nhận lá sáng kiến cấp tỉnh. 5.2.3. Hợp tác quốc tế a. Năm 2008 – Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề bậc cao phục vụ cho xuất khẩu lao động ở các thị trường truyền thống. – Tổ chức các đoàn cán bộ, giáo viên đi tham quan và học tập kinh nghiệm trong công tác đào tạo và tìm hiểu thị trường tại Lào, Thái Lan, Trung Quốc. b. Năm 2009 – Tìm hiểu, liên kết đào tạo các nghề truyền thống với Liên bang Nga; – Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động ở các thị trường có yêu cầu tay nghề cao. c. Năm 2010 – Tăng cường liên kết đào tạo các nghề truyền thống với nước ngoài. – Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tập huấn nghề nghiệp ở các nước về chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu. d. Năm 2011 Tiếp cận với các chuẩn mực về đào tạo của các nước trong khu vực, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Áp dụng công nghệ dạy học hiện đại của các nước trong khu vực, tăng cường liên kết đào tạo và cung ứng nhân lực tay nghề cao cho thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới.         5.2.4. Đội ngũ (Bảng 5-7) Bảng 5.7 Phân bố số lượng, hình thức tuyển, trình độ giảng viên và đội ngũ quản lý theo từng năm
Năm Giảng viên Cán bộ quản lý Dịch vụ
Tổng số lượng Hình thức Trình độ Số lượng Tỷ lệ cử đi học hàng năm Số lượng
Cơ hữu (%) Hợp đồng(%) Tiến sỹ Thạc sỹ
2008 169 100% 0 % 0 34 32 12% 77
2009 190 100% 0 % 0 40 40 15% 49
2010 220 100% 0 % 0 45 60 15% 34
2011 250 100% 0 % 1 52 70 16% 30
5.2.5  Tổ chức – Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển trường và các tiểu ban tổ chức thực hiện từng việc. – Kiện toàn bộ máy lãnh đạo của các khoa: Kinh tế, Xây dựng, Điện Công nghiệp và dân dụng. 5.2.6 Cơ sở vật chất a. Năm 2008 1. Hoàn chỉnh việc phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô, theo quyết định số 644/ QĐ-BNN-KH ngày 13/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2. Ghi vốn đầu tư năm 2009 về xây dựng cơ sở vật chất nhà xưởng giai đoạn I. 3. Hoàn chỉnh Chương trình mục tiêu năm 2008 (Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề – thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo giai đoạn 2006-2010) theo hướng dẫn sử dụng kinh phí cho chương trình mục tiêu giáo dục đào tạo năm 2008. Tại quyết định số 1649/QĐ-BNN-TCCB ngày 02/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – số tiền là 5.182.419 VNĐ) 4. Phê duyệt dự án “Hỗ trợ đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học các nhóm nghề Công nghệ kim loại, Công nghệ điện và điện tử” theo thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức. b. Năm 2009 1. Tiếp tục thực hiện giai đoạn I, quy hoạch tổng mặt bằng đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô, gồm các công việc sau + Lập và thẩm định, triển khai thi công dự án đầu tư xây dựng các công trình: nhà làm việc, phòng học, thư viện, phòng đọc, hội trường, nhà công nghệ cao. 2. Ghi vốn đầu tư năm 2010 về xây dựng cơ sở vật chất nhà xưởng giai đoạn I. 3. Tiếp tục chương trình mục tiêu năm 2009, khoảng 10 tỷ VNĐ (Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề – thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo giai đoạn 2006¸2010). 4. Thực hiện dự án: Hỗ trợ đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học các nhóm nghề Công nghệ kim loại, Công nghệ điện và điện tử” theo thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức. c. Năm 2010 1. Tiếp tục thực hiện giai đoạn I, quy hoạch tổng mặt bằng đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô gồm các công việc sau: + Lập và thẩm định hồ sơ dự án đầu tư các công trình giai đoạn II. + Hoàn chỉnh phần xây dựng các công trình nhà làm việc, phòng học, thư viện, phòng đọc, hội trường, nhà công nghệ cao… và các công trình giai đoạn II. 2. Tiếp tục chương trình mục tiêu năm 2010, khoảng 10 tỷ VNĐ (dự án tăng cường năng lực dạy nghề – thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo giai đoạn 2006¸2010). 3. Tiếp tục thực hiện dự án “Hỗ trợ đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học các nhóm nghề Công nghệ kim loại, Công nghệ điện và điện tử” theo thoả thuận giữa chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức. d. Năm 2011 1. Tiếp tục thực hiện giai đoạn, quy hoạch tổng mặt bằng đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Xây dựng Việt Xô gồm các công việc sau: + Lập và thẩm định hố sơ đầu tư các công trình giai đoạn II; + Hoàn chỉnh phần xây dựng các công trình nhà làm việc, phòng học, thư viện, phòng đọc, hội trường, nhà công nghệ cao…. và các công trình giai đoạn II. 2. Tiếp tục thực hiện dự án “Hỗ trợ đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học các nhóm nghề Công nghệ kim loại, Công nghệ điện và điện tử” theo thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức. 5.2.7 Công tác tài chính – Năm 2008 và những năm tiếp theo: Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính theo nghị định 43-3006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. cho đến khi có quy định mới đối với cơ chế quản lý hành chính. – Hoàn thành quy chế chi tiêu tài chính nội bộ: Xây dựng quy chế quản lý tài chính cho các hoạt động đào tạo gắn với thực tập sản xuất kết hợp. Từ 2008¸2011 tăng cường quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm đối với các khoa, tổ trong các hoạt động đào tạo theo hướng đa dạng hoá. – Phấn đấu tổng các nguồn thu từ hoạt động đào tạo, dịch vụ năm 2008¸2011. + Năm 2008: 5 tỷ + Năm 2009: 6 tỷ + Năm 2010: 8 tỷ + Năm 2011: 10 tỷ Trong đó: – Xây dựng quy chế quản lý thu chi học phí cho đào tạo chính quy và hệ tại chức, ngắn hạn từ 2008¸2011. + Năm 2008: 3 tỷ + Năm 2009: 3,5 tỷ + Năm 2010: 5 tỷ + Năm 2011: 7 tỷ – Xây dựng quy chế quản lý tài chính cho các hoạt động dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ có thu nhằm tăng cường nguồn thu cho trường và cán bộ, giáo viên từ 2008¸2011. + Năm 2008: 2 tỷ + Năm 2009: 2,5 tỷ + Năm 2010: 3 tỷ + Năm 2011: 3 tỷ. – Xây dựng định mức giảng dạy cho giáo viên, cho công tác nghiên cứu khoa học, cho công tác biên soạn giáo trình, chế độ cho giáo viên kiêm nhiệm, nhằm phát huy tài năng, thu hút nhân tài, tăng hiệu quả công việc, tăng thu nhập cho đội ngũ giáo viên. 5.2.8 Công tác học sinh, sinh viên a. Năm 2008 – Xây dựng quy trình công tác học sinh – sinh viên. – Xây dựng kế hoạch hoạt động KTX tự quản, KTX văn hoá. – Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đối với cán bộ làm công tác quản lý và giáo dục học sinh – sinh viên. – Xây dựng các biểu mẫu (theo dõi, quản lý học sinh, sinh viên), phiếu chấm điểm rèn luyện, phiếu đánh giá thi đua theo tháng, chế độ báo cáo tháng; – Kế hoạch cùng chung sức xây dựng trường lớp. b. Năm 2009 – Lập đề án xây dựng trung tâm học liệu phục vụ học sinh – sinh viên; – Kế hoạch quản lý học sinh – sinh viên bằng thẻ điện tử hoàn thiện các biểu mẫu phục vụ công tác quản lý và giáo dục học sinh – sinh viên đảm bảo khoa học và mang tính giáo dục, tính thời đại; – Thành lập hội cựu học sinh – sinh viên; – Xây dựng cảnh quan và vệ sinh môi trường. c. Năm 2010 – Tiếp tục xây dựng trung tâm học liệu phục vụ học sinh sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. – Thành lập câu lạc bộ nghề nghiệp chuyên môn theo từng khoa; – Tổ chức các hội thảo chuyên đề về giới; – Tổ chức tuyên truyền giáo dục, đánh giá tổng kết việc thực hiện luật an toàn giao thông trong 2 năm, tìm các giải pháp để hạn chế tại nạn rủi ro. d. Năm 2011 – Kế hoạch cải tiến công tác phục vụ học sinh – sinh viên trong khu nội trú, theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm; – Tổ chức báo cáo chuyên đề đánh giá hoạt động các câu lạc bộ nghề nghiệp, giao lưu với các xí nghiệp, doanh nghiệp; – Tổ chức sinh hoạt hội cựu sinh viên, gặp gỡ những học sinh, sinh viên đã trưởng thành trên các lĩnh vực. – Tổ chức đánh giá tổng kết công tác giáo viên chủ nhiệm, tuyên dương điển hình tiêu biểu, báo cáo chuyên đề về các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý học sinh, sinh viên. – Đánh giá rút kinh nghiệm việc quản lý học sinh, sinh viên theo thẻ điện tử, có giải pháp cải tiến hoàn thiện quy trình và áp dụng phổ thông. 5.2.9 Về tiền lương – Xây dựng quy chế khuyến khích lao động sáng tạo nhằm phát huy tinh thần lao động nhiệt tình, tự giác của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. – Chính thức ban hành quy chế sử dụng kinh phí có hiệu quả và tạo thêm thu nhập cho nhà trường nhằm đảm bảo đội ngũ giáo viên tập trung vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. – Đảm bảo mức lương tăng thêm, bình quân hàng tháng 0,5 lần lương chính.       5.2.10 Cơ chế chính sách a. Năm 2008 Kết hợp hài hoà giữa định mức quy định đối với dạy nghề và trung học chuyên nghiệp để giáo viên thực hiện có hiệu quả. – Bổ sung và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống quản lý và phục vụ đào tạo. – Xây dựng chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các phòng, khoa tổ trong nhà trường. – Xây dựng định mức vật tư cho học tập, thực tập cho giờ giảng, định mức văn phòng phẩm cho các phòng, khoa, tổ bộ môn. 5.2.11 Kiểm định chất lượng a. Năm 2008 – Phòng Đào tạo cùng các khoa tiến hành kiểm tra hồ sơ giảng dạy, giờ giảng của giáo viên; – Kiểm tra vệ sinh công nghiệp, vệ sinh vào an toàn lao động của các xưởng thực tập. b. Năm 2009 – Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tuyển sinh (đầu vào); – Thường xuyên giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo. – Đảm bảo chất lượng đầu ra theo các tiêu chí kiểm định. – Tiếp tục kiểm tra hồ sơ giảng dạy, giờ giảng của giáo viên. c. Năm 2010 – Tự đánh giá chất lượng đào tạo, kể cả điều chỉnh về chiến lược đào tạo – Lấy ý kiến đánh giá của học sinh, sinh viên – Đánh giá chất lượng học sinh ra trường thông qua khảo sát cơ sở có học sinh của trường công tác – Đăng ký kiểm định chất lượng đào tạo của trường với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động TB&XH. d. Năm 2011 – Được kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động TB&XH. – Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 về đào tạo 5.2.12 Công nghệ thông tin a. Năm 2008 – Củng cố nâng cấp các phòng học tin học chuyên dùng lên chuẩn (25 máy lẻ + 1 máy chủ/phòng), kết nối mạng LAN trong phòng và kết nối Internet qua máy chủ. – Phát triển công nghệ thông tin trong dạy học, khai thác Internet cho học tập và nghiên cứu khoa học. b. Năm 2009 – Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên về việc sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý, học tập, nghiên cứu khoa học và giảng dạy, đầu tư các phần mềm quản lý, giảng dạy… – Xây dựng thêm các phòng học chuyên dùng có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học. c. Năm 2010 Xây dựng mạng LAN nội bộ bằng đường truyền cáp quang với tốc độ 5GB (trước tiên là ở nội bộ cơ sở I) để phục vụ cho việc quản lý, điều hành, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. d. Năm 2011 – Phát triển mạng LAN sang cơ sở II và cơ sở III; – Dạy, học và quản lý qua mạng.                 KẾT LUẬN Chiến lược phát triển Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Việt Xô từ năm 2008 đến năm 2020 là xây dựng trường thành Trường Đại học Công nghệ thực hành, trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao có uy tín và chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho đất nước trong thời kỳ đổi mới. Vì sự nghiệp phát triển lâu dài, vì tương lai đất nước, nhà trường mong được sự ủng hộ của Bộ chủ quản, các Bộ, ngành có liên quan, các trường bạn, sự đầu tư thích đáng của Nhà nước, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese
Powered by TranslatePress